Phê bình sư phạm phê phán Sư phạm phê phán

Tiếp cận này có những người chỉ trích. Họ tấn công vào phương pháp luận, mục đích, và hình thức. Sau đây là một số quan điểm đối lập.

- Những nhà giáo sử dụng phương pháp này thường hạn chế lớp học theo hướng chống lại tình trạng hiện tại (anti-status quo) thay vì cho phép người học tự quyết định xem mình có đồng ý hay bất đồng với tình trạng đó.

- Cách tiếp cận tìm hiểu bản chất của xã hội này thường được trình bày theo một phong cách rất trí thức. Khi một cá nhân có mối quan tâm tìm ra được độ tin cậy của những lời khẳng định họ thường cố hữu tự coi mình tách ra khỏi phần còn lại của xã hội. Những người phê bình mô tả hình ảnh tự thân đó là có tính thượng lưu vì nó loại ra phần lớn xã hội và như vậy làm cản trở sự tiến bộ.Bằng cách cổ vũ người học coi thường hạ thấp truyền thống, sự tôn ti thứ bậc (chẳng hạn như quyền kiểm sát của cha mẹ đối với con cái) và tự cô lập, mục tiêu của sư phạm phê phán đã vượt ra khỏi mong muốn gây trồng tính sáng tạo và khám phá.

- Sự thiếu niềm tin ở cấp độ cao đối với những sự thật chung nhất được chấp nhận sẽ tạo ra những lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) vô tận.

- Những nhà sư phạm phê phán thường lựa chọn các hình tượng biểu trưng để cật vấn rồi phá hủy một cách có chủ đích: chẳng hạn, chọn Thomas Jefferson mà không chọn Martin Luther King.

- Nhiều người chủ trương sư phạm phê phán thường chưa bao giờ tham gia những cuộc đấu tranh thực sự và thường dùng lãnh vực này để tự tôn chính mình và phục vụ cho mưu đồ xuất bản chứ không phải cho một phong trào xã hội. Chẳng hạn như Paulo Freire có thể bị phê bình một cách chính đáng là ông chỉ hô hào làm cách mạng ở những nơi mình không có mặt, còn ở những nơi mình sống thì chỉ chủ trương cải cách.

- Trong nhiều trường hợp, sư phạm phê phán là một phong trào đối lập với những phong trào cách mạng hoặc theo chủ nghĩa Marx vì có thể dễ dàng nhận thấy cội rễ của sư phạm phê phán từ những cộng đồng có nền tảng Thiên Chúa giáo ở châu Mỹ La tinh, được tạo ra để phòng ngừa chiến tranh giai cấp. Phần lớn sư phạm phê phán tập trung vào văn hóa, ngôn ngữ, và những gì trừu tượng về sự thống trị, chứ không phê phán tính trung tâm của giai cấp, sự xa lánh, và bóc lột.